HUYẾT ÁP THẤP: CHỮA DỨT ĐIỂM BẰNG NGẢI CỨU!
Bệnh Huyết Áp Thấp, những điều cần thiết cũng như thuốc thang tôi đã nói ở bài trước đây không nhắc lại. Giờ ta đi thẳng vào phương pháp dùng điếu ngải để điều trị dứt điểm bệnh huyết áp thấp này.
Trước tiên chúng ta cần xem lại, thật kỹ những hướng dẫn cơ bản tôi viết trong bài NGẢI CỨU CHỮA BỆNH. Sau khi nắm được kỹ thuật cứu, tức dùng điếu ngải hơ vào các huyệt, ta thực hành theo phác đồ sau:
CHỌN HUYỆT HƠ NGẢI CỨU CHỮA HUYẾT ÁP THẤP
1. Nhóm 1 gồm 3 huyệt: Thái khê, Tam âm giao, Túc tam lý.
2. Nhóm 2 gồm 3 huyệt: Thần khuyết, Khí hải, Quan nguyên. (Xem hình)
THAO TÁC HƠ ĐIẾU NGẢI CHỮA HUYẾT ÁP THẤP
Trong 2 nhóm huyệt trên thì ta đều tự cứu được.
Nhóm 1 gồm 3 huyệt ở chân nên ta ngồi cứu.
Nhóm 2 gồm 3 huyệt ở vùng bụng nên ta nằm kê đệm chăn gối sao cho nửa người phía trên cao hơn phía dưới và đầu kê cao nhất có thể nhìn rõ 3 huyệt này.
Dùng điếu ngải loại trung, hơ vào lần lượt từng huyệt theo từng nhóm. Mỗi huyệt hơ 15 phút (Đây là mức trung bình, còn có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo nhiều yếu tố).
Nhóm huyệt 1 là những huyệt nằm ở chân, mỗi chân 3 huyệt, 2 chân 6 huyệt nên ta dùng 2 điếu ngải hơ hai huyệt 2 bên cùng một lúc, hết 15 phút ở huyệt nọ thì cùng chuyển sang huyệt kia. Ta hơ lần lượt huyệt Thái khê xong đến Tam âm giao rồi Túc tam lý (Xem hình các huyệt ở chân)
Với nhóm huyệt 2 ở vùng bụng ta phải nằm để cứu. Ta để hở vùng bụng gồm 3 huyệt sẽ cứu, riêng rốn (Tức huyệt Thần khuyết) thì lót một lớp muối tinh dầy 0,5 cm, vun cho gọn bằng đồng xu trên rốn. Châm liền 2 điếu ngải, lần lượt cứu rốn và huyệt Khí hải- Gần sát với rốn trước. Hết 15 phút ta dùng khăn che rốn và huyệt Khí hải lại, dập tắt 1 điếu ngải, điếu còn lại hơ vào huyệt Quan nguyên 15 phút.
THỜI GIAN CỨU NHANG NGẢI
Thông thường ngày cứu 1 đến 2 lần, bất luận sáng trưa chiều tối, nhưng không nên quá gần bữa ăn, cách khoảng 60 phút trở lên. Giữa hai lần cứu cách nhau càng xa càng tốt.
Ta có thể cứu liên tục một tuần làm một liệu trình, nghỉ khoảng 1,2,3 tuần thì lại cứu tiếp tuỳ theo tình trạng của bệnh.
Cũng có thể cứu cách nhật, cứu một ngày nghỉ một vài ngày cứu lại cũng được. Hoặc đang khi bệnh nặng, người yếu mệt nhọc thì cứu liên tục.
Về chọn nhóm huyệt thì 2 nhóm này đều có giá trị như nhau, ta có thể dùng xen kẽ, hoặc theo từng đợt riêng biệt đều được.
CHÚ Ý:
- Không cứu khi đang say rượu, sốt cao, táo bón.
- Thời tiết nóng nắng oi bức phải thận trọng, giảm bớt thời gian và tăng khoảng cách giữa điếu ngải và bề mặt huyệt, tức giảm sức nóng của điếu ngải vào huyệt.
- Hễ thấy biểu hiện: Nhức đầu, nóng sốt, táo bón, đắng miệng, nổi mụn nhọt... Thì dừng cứu liên hệ ngay với Thầy thuốc.
- Với bệnh nhân huyêt áp cao, phụ nữ có thai, ung thư không được tự cứu, phải được sự chỉ dẫn cụ thể của Thầy thuốc.
LỜI KẾT CỨU NGẢI CHỮA HUYẾT ÁP THẤP:
Cứu ngải vào các huyệt nói trên có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh huyết áp thấp. Trường hợp bệnh quá ngoan cố, quá nặng thì cũng có thể ngăn ngừa được.
Phương pháp này không chỉ hữu hiệu với chứng huyết áp thấp, ngay cả những người bình thường, chưa có bệnh tật cũng nên thường xuyên hay định kỳ vận dụng. Nó có tác dụng thần kỳ trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng, chống tai biến đột quỵ và hầu hết các bệnh nội khoa. Làm chậm quá trình lão hoá, kéo dài tuổi thọ; Với các đối tượng trẻ em, người già, phụ nữ, người hư yếu mắc bệnh kinh niên mạn tính, thể trạng yếu kém lại càng thích hợp.
Thực tế người Nhật bản học được của người Trung hoa pháp này và sử dụng tích cực đến tận ngày nay. Tại Nhật có những địa phương tuổi thọ cao nổi tiếng thế giới, bí quyết của họ là cứu ngải. Người Nhật đã phát huy, phát triển môn này đạt đến một tầm cao mới trong việc chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, chữa trị bệnh tật cho nhân dân, có hẳn một trường phái cứu ngải riêng của nước Nhật.
Môn cứu ngải, cũng như các môn châm và dùng thuốc hầu như chữa được tất cả các loại bệnh tật. Đứng dưới góc độ nâng cao thể trạng và sức đề kháng cũng như sự giản tiện thì môn cứu ngải lại có lợi thế nổi trội.
Tuy nhiên chúng ta cần được sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy thuốc cho từng trường hợp cụ thể.
Cổ nhân xưa có câu: "Biết ngải là phúc, khéo cứu ngải là thọ" đã nói lên tất cả!
www.dienchanabc.com